Ngưu Tất

NGƯU TẤT Ngưu tất, nguu tat, nguutat, Radix Achyranthis bidentatae; Radix cyathulae

Còn gọi là cây cỏ xước, hoài ngưu tất

1. Tên dược: Radix Achyranthis bidentatae; Radix cyathulae.

2. Tên thực vật: Achyranthes bidentata BL; Cyathula officinalis Kuan.

3. Tên thường gọi: Achyranthes root, Cyathula root: ngưu tất.

4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào mùa đông, phơi khô và cắt thành lát mỏng.

5. Tính vị: vị đắng, chua và tính ôn.

6. Qui kinh: can và thận.

7. Công năng: hoạt huyết, trừ ứ bế và điều kinh. Bổ can, thận, khoẻ cơ gân, lợi tiểu, chống loạn tiểu tiện. Tăng tưới máu cho phần dưới cơ thể.

8. Chỉ định và phối hợp:

– Ứ máu biểu hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp ngưu tất với táo nhân, hồng hoa, đương qui và liên hồ sách.

– Can và thận kém biểu hiện như đau và yếu vùng thắt lưng và chân: Dùng phối hợp ngưu tất với tang ký sinh, đỗ trọng và câu kỷ.

– Giãn mạch máu quá mức biểu hiện như nôn ra máu và chảy máu cam: Dùng phối hợp ngưu tất với tiểu kế, trắc bách diệp và bạch mao căn.

– Âm suy và dương vượng dẫn đến phong can nội chạy lên trên biểu hiện như đau đầu, hoa mắt và Chóng mặt: Dùng phối hợp ngưu tất với đại giả trạch, mẫu lệ và long cốt dưới dạng trấn can tức phong thang.

– Âm suy và vương hỏa biểu hiện như loét miệng và sưng lợi: Dùng phối hợp ngưu tất với sinh địa trùng và tri mẫu.

– Rối loạn đường niệu biểu hiện như đi tiểu đau, đái ra máu và nước tiểu ít: Dùng phối hợp ngưu tất với thông thảo, hoạt thạch và cù mạch dưới dạng ngưu tất thang.

9. Liều dùng: 6-15g.

10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng ngưu tất cho thai phụ hoặc ra nhiều kinh nguyệt.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *